Ăn cơm bình dân hết gần 6 triệu đồng?
Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của tài khoản có tên V.T. với nội dung tố cáo một nhà hàng ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chặt chém khách.
Theo nội dung bài viết, đoàn khách đến từ TP Hạ Long (Quảng Ninh) gồm 17 người, tới nhà hàng ăn trưa. Vì nghĩ chỉ ăn cơm bình dân cócác món quen thuộc nên nhóm khách không hỏi giá trước. Nhà hàng cũng không niêm yết giá cho từng món ăn.
Từ hình ảnh của tờ hóa đơn cho thấy, nhà hàng thu 3 đĩa tôm chao giá 900.000 đồng, 3 đĩa cá bống chiên giá 900.000 đồng, 3 đĩa thịt trâu xào giá 900.000 đồng, 3 đĩa gà rang giá 1,05 triệu đồng, 3 bát canh cá ngạnh giá 1,2 triệu đồng, 3 đĩa ốc xào chuối đậu giá 750.000 đồng và tiền cơm hết 150.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền cần thanh toán là 5,85 triệu đồng.
Sau khi nhận hóa đơn, một số khách trong đoàn đã phản ứng vì cho rằng mức giá quá đắt so với những món cơm bình dân thông thườngtrích dẫn từ Khe web trực tiếp. Điều đáng nói là, sau khi bài viết được đăng tải trên mạng xã hội, trái với việc được dư luận ủng hộ, nhiều người chỉ trích nhóm khách đang làm quá.
“Khách tố cáo nhà hàng chặt chém nhưng lại không đăng tải cụ thể hình ảnh suất ăn thì rất khó đánh giá. Ví dụ, một đĩa tôm to đầy đặn mà có giá 300.000 đồng cũng không phải đắt vì còn phụ thuộc vào loại tôm to, nhỏ, chất lượng ra sao”, tài khoản có tên Minh Quân nhận xét.
Cùng chung quan điểm, một vị khách có tên Hải Băng nhẩm tính, 17 vị khách ăn hết 5,85 triệu đồng thì mức bình quân mỗi người hết khoảng 345.000 đồng cũng không phải là quá caobởi bữa ăn đầy đặn nhiều món như cá ngạnh, tôm, cá bống, ốc xào chuối đậu, gà rang…
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng một số cá nhân đang lạm dụng mạng xã hội thái quá để tố cáo, bóc phốt người khác. Nếu người dùng mạng không tỉnh táo rất dễ bị thao túng tâm lý, thậm chí bị “dắt mũi”.
“Từ đầu năm tới giờ tôi chứng kiến quá nhiều vụ bóc phốt nhà hàng, tố cáo chặt chém. Những sự vụ chặt chém là có thật. Tuy nhiên, không phải chỉ cần thiếu hài lòng về giá cả, chất lượng lại lên bài tố cáo là xong. Như vậy không công bằng với những nhà hàng làm ăn nghiêm túc, chuẩn chỉnh. Nếu bức xúc, sao ngay từ đầu nhóm khách không phản ứng luôn với nhà hàng, gây ầm ĩ trên mạng nhằmmục đích gì”, tài khoản Phạm Kiên đặt câu hỏi.
Chủ nhà hàng ở Hải Dương: “Chúng tôi không chặt chém”
Theo tìm hiểu, nhà hàng được nêu trong bài “bóc phốt” của vị khách nằm trên đường Lê Thánh Tông thuộc phường Phả Lại, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chị Hạnh, chủ nhà hàng cho biết có vụ việc xảy ra tại nhà hàng vào trưa ngày 27/2.
“Đoàn khách đến từ Hạ Long gồm 17 người tới dùng bữa vào khoảng 13h. Chúng tôi kinh doanh hơn 20 năm qua, đa phần tới dùng bữa là khách quen nên không có thói quen hỏi giá. Với nhóm khách này, chúng tôi cũng phục vụ như vậy”, chủ nhà hàng nói.
Cũng theo chị Hạnh, các thực phẩm sử dụng trong nhà hàng có mức giá dao động tùy từng thời điểm, chủ yếu là đồ sông nước như tôm sông, cá bống thuyền chài…
Sau bữa ăn, một vị khách trẻ trong đoàn có phản ánh về việc mức giá. Thấy vậy, vị trưởng đoàn có đứng ra giải quyết và nhờ nhà hàng giảm bớt đôi chút cho vui vẻ đầu năm. Chị Hạnh đồng ý, lấy tròn tổng số tiền là 5,5 triệu đồng.
“Vị trưởng đoàn còn hẹn chúng tôi khi nào xuống Hạ Long chơi thì gọi điện cho vợ chồng anh. Kinh doanh hàng chục năm ở đây, chúng tôi chưa bao giờ bị khách tố cáo chặt chém. Bởi vậy thông tin của cô gái nói trên mạng xã hội khiến tôi rất bức xúc”, chủ quán chia sẻ.trích dẫn từ Khe web trực tiếp
Được biết, theo kết quả kiểm tra ban đầu của lực lượng chức năng TP Chí Linh, nhà hàng không chặt chém khách. Đoàn khách và nhà hàng có thỏa thuận, trả tiền, nhưng về lại có người đăng tải nội dung như vậy.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí về hành vi tố cáo trên mạng xã hội không đúng sự thật, luật sư Quách Thành Lực, giám đốc Công ty Luật Pháp Trị, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho biết pháp luật Việt Nam đã ban hành các chế tài xử phạt rõ ràng.
Cụ thể, theo nghị định số 15/2020/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử tại điều 101 xử lý hành vi Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau.
Phạt tiền từ 10 triệuđồng đến 20 triệuđồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
“Quyền tự do ngôn luận, chia sẻ các quan điểm, nhận định cá nhân được Nhà nước Việt Nam hết sức tạo điều kiện. Tuy nhiên người phát ngôn, chia sẻ các thông tin đó phải chịu trách nhiệm pháp lý với các thông tin mình đăng tải.
Trường hợp khi các quan điểm đó có ý cáo buộc, đưa thông tin sai sự thật, vu khống xuyên tạc xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự của cá nhân thì phải bị nghiêm khắc xử lý”, luật sư Lực trao đổi.